Lịch sử Bổ nhiệm giám mục của Giáo hội Công giáo

Ban đầu, các giám mục đã được chọn lựa bởi các giáo sĩ địa phương với sự chấp thuận của các giám mục các giáo phận gần đó. "Một vị tân giám mục được bầu đã được đặt vào chức vụ mới và được trao thẩm quyền [...] bằng các giám mục giám sát cuộc bầu cử và thực hiện việc tấn phong."[1] Các giám mục các các giáo phận quan trọng nhất cần phải nhận được sự chấp nhận từ giám mục Roma. Những Giáo phụ đầu tiên của Giáo hội chứng thực việc Giáo hội Rôma với tầm ảnh hướng của giáo phận này, là tâm điểm của thẩm quyền. Họ chứng thực cho sự phụ thuộc của Giáo hội vào Rôma để được tư vấn, giải quyết tranh chấp, và hướng dẫn các vấn đề học thuyết. Ngoài ra, họ cũng đưa ra một vài lưu ý, điển hình là Ignatius của Antioch (khoảng thế kỷ thứ nhất), rằng Rome "giữ chức vụ chủ tịch" trong số các giáo hội khác. Irenaeus (thế kỷ thứ 2), giải thích, "vì nguồn gốc cao quý của nó, tất cả các giáo hội khác phải đồng ý" với Roma. Họ cũng nêu nhận định các giáo hội khác hoàn toàn hiệp thông với Rôma và giám mục của Rôma, chính điều đó đã làm nên tính hiệp thông của Giáo hội Công giáo. Điều này cũng thể hiện quan điểm công nhận như Cyprian của Carthage (thế kỷ thứ 3) đã nhận định Roma là giáo hội chính yếu, trong đó sự hiệp nhất về giáo huấn xuất phát từ nó.[2] Vào thời kỳ của Công đồng Nicaea I vào năm năm 325, các giám mục trưởng (giám mục đô thành) đã có một vai trò quan trọng nhất trong việc lựa chọn tân giám mục. Công đồng quyết định rằng yêu cầu đơn giản nhất của việc bổ nhiệm tân giám mục cũng cần có sự đồng ý của giám mục đô thành.[3]

Sau đó, các nhà chức trách nhà nước yêu cầu sự chấp thuận của họ cho việc bổ nhiệm các giám mục. Trong thời trung cổ, các nhà cầm quyền không chỉ yêu cầu sự đồng ý của họ đối với một cuộc bầu cử thực hiện bởi các nhà khác mà còn yêu cầu quyền được chọn trực tiếp các giám mục. Cuộc tranh cãi về việc phong chức đã thay đổi đến mức độ nào đó, nhưng sau đó có nhiều vị vua và các cơ quan thế tục khác thực hiện quyền bổ nhiệm hoặc ít nhất là quyền phủ quyết cho đến nửa sau của thế kỷ 20. Vào đầu thế kỷ 19, điều này vẫn còn bình thường, mặc dù sự phản đối của Giáo hội ở Ireland đối với quyền phủ quyết của hoàng gia về việc bổ nhiệm các giám mục, Toà Thánh đã chuẩn bị để trao cho nhà vua Anh.

Đó là vào năm 1871 rằng một sự thay đổi cơ bản trong luật và thực hành đã bắt đầu diễn ra. Trong năm đó, luật bảo đảm cho Giáo hoàng quyền lựa chọn các giám mục của Vương quốc Ý, tất cả 237 trong số các giám mục, tuy nhiên, việc bổ nhiệm các giám mục Ý thực tế lại rơi vào tay vua Victor Emmanuel II của Ý. Mặc dù giáo hoàng lên án quy định này, nhưng trong bảy tháng tiếp theo, 102 vị giám mục Ý mới đã được bổ nhiệm.[4][5][6] Trước khi thống nhất nước Ý, các nhà cai trị khác nhau đã thực hiện các bổ nhiệm của họ, và Giáo hoàng chỉ có quyền bổ nhiệm làm như vậy chỉ trong khu vực lãnh thổ Giáo hoàng. Luật của Pháp đưa ra năm 1905 về tách các Nhà thờ và Nhà nước có tác động tương tự cho việc chỉ định các giám mục trong các lãnh thổ do Pháp kiểm soát. Vào đầu thế kỷ 20, việc bổ nhiệm các giám mục Công giáo là trở nên thực tế gần như phổ quát, ngoại trừ các vùng chịu ảnh hưởng của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, việc bổ nhiệm giám mục Công giáo vẫn còn trong tay các viên chức dân sự.

Như vậy, Bộ Giáo luật năm 1917 đã có thể khẳng định rằng, trong Giáo hội Công giáo nghi lễ Latinh, quyết định bổ nhiệm này chỉ thuộc về Giáo hoàng. Trong suốt thế kỷ 20, các đặc quyền còn lại của các nhà cầm quyền thế tục đã giảm dần, đặc biệt là kể từ Công đồng Vatican II (1962-1965), tuyên bố rằng quyền chỉ định và bổ nhiệm các giám mục thuộc về riêng thẩm quyền giáo hội có thẩm quyền và yêu cầu các cơ quan dân sự vẫn còn có quyền và đặc ân trong lĩnh vực này tự nguyện từ bỏ.[7]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bổ nhiệm giám mục của Giáo hội Công giáo http://giaoluatconggiao.com/PHAN-II-THIEN-2-CAC-GI... http://www.intratext.com/IXT/ENG0017/_P1A.HTM http://www.intratext.com/IXT/ENG0017/_P1C.HTM http://www.intratext.com/IXT/ENG0017/_P1D.HTM http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,9... http://www.newadvent.org/fathers/3801.htm http://w2.vatican.va/content/benedict-xvi/en/apost... http://www.vatican.va/archive/hist_councils/ii_vat... http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/apo... http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/apo...